Giáo dục ✅

Từ đồng âm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 7
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 7
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 7 (Cực Ngắn)
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2

Sách giải văn 7 bài từ đồng âm (Ngắn Gọn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài từ đồng âm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

Xem thêm:  Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nhà văn Nguyễn Minh Châu

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Lồng (1) : động từ chỉ ngựa, trâu vùng lên chạy xông xáo.

– Lồng (2) : danh từ chỉ vật dụng để nhốt chim, gà.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nghĩa của các từ lồng trên không có quan hệ gì với nhau.

Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có thể phân biệt nghĩa của các từ lồng trong hai câu trên dựa vào văn cảnh, chức năng và mối quan hệ với các từ khác trong câu.

Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành 2 nghĩa:

+ Nghĩa thứ nhất: Đem cá về nấu thành thức ăn (món cá kho)

+ Nghĩa thứ hai: Đem cá về cất trong nhà kho (nhà kho là nơi cất giữ đồ).

– Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa:

+ Nghĩa thứ nhất : Đem cá về làm món cá kho.

+ Nghĩa thứ hai : Đem cá cất vào kho.

Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý đến ngữ cảnh khi giao tiếp và tránh dùng nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

thu : mùa thu (danh từ) / thu tiền (động từ)

cao : cao thấp (tính từ) / cao hổ cốt (danh từ)

ba : số ba (số từ) / ba má (danh từ)

Xem thêm:  Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác - Ngữ văn 11

tranh : cỏ tranh (danh từ) / tranh ảnh (danh từ) / tranh cãi (động từ)

sang : sang trọng (tính từ) / di chuyển sang (động từ)

nam : hướng nam (danh từ) / nam giới (danh từ)

sức : sức lực (danh từ) / tờ sức (một loại văn bản – danh từ)

nhè : nhằm vào (động từ) / khóc nhè (động từ)

tuốt : thẳng một mạch (tính từ) / tuốt lúa (động từ)

môi : đôi môi (danh từ) / môi giới (động từ)

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ :

– Bộ phận cơ thể (hươu cao cổ, cổ chân, cổ tay)

– Bộ phận của áo, giày (cổ áo, cổ giày)

– Bộ phận của đồ vật (cổ chai, cổ lọ)

b. Từ đồng âm với danh từ cổ :

– Cổ : xưa, cũ, lâu đời (chèo cổ, phố cổ)

– Cổ : một căn bệnh ngày xưa được cho là khó chữa (phong, lao, cố, lại, tứ chứng nan y)

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đặt câu :

bàn : Mọi người đang bàn bạc chuyện cũ ở dãy bàn cuối.

sâu : Con sâu đang bò sâu vào hốc cây khô.

năm : Năm học này có năm học sinh xuất sắc nhận được học bổng.

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.

Xem thêm: 

+ Vạc 1: Con vạc

+ Vạc 2: Chiếc vạc

+ Đồng 1: bằng kim loại

+ Đồng 2: cánh đồng

– Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:

+ Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:

+ Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.

Catriona Rose

Catriona Rose – một doanh nhân, lập trình viên và blogger tự do yêu thích tìm hiểu những giá trị sống đẹp và hoàn thiện bản thân.

Related Articles

Back to top button